X

Công nghệ MBRR là gì? Nguyên lý hoạt động của MBRR?

Rate this post

Hiện nay, xử lý nước thải đang là một vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Chúng đang đe dọa đến sức khỏe của chúng ta cũng như môi trường sinh thái của vạn vật. Vậy công nghệ MBRR là gì? Nguyên lý hoạt động của MBRR như thế nào? Các bạn cùng đón xem phía dưới nhé!

Công nghệ MBBR là gì?

MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor. Đây là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật liệu làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển. Công nghệ này là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

Công nghệ xử lý nước thải MBBR là quá trình xử lý sinh học hiệu quả. Thông qua sự kết hợp của quá trình bùn than hoạt tính và màng sinh học.

Công nghệ MBBR được áp dụng trong ngành xử lý nước thải. Đặc biệt là nước thải có ô nhiễm sinh học riêng rẽ hoặc đồng thời của các hợp chất cơ bản (BOD, N, P) như:

Công nghệ MBRR ứng dụng trong xử lý nước thải

Đọc thêm về: công nghệ IPL là gì

+ Nước thải sinh hoạt; khu dân cư, trường học, khách sạn, nhà hàng. Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy trong khu công nghiệp…

+ Nước thải sản xuất: chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến thủy sản, nước thải công nghiệp, tinh bột sắn, dệt nhuộm…

+ Nước thải bệnh viện, trạm y tế, phòng khám,…

Bể MBBR có 2 loại: MBBR hiếu khí và MBBR thiếu khí (Anoxic) giúp đảm bảo cho quá trình xử lý Nitơ trong nước thải.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ MBBR

Nguyên lý hoạt động của công nghệ MBBR

Xem thêm: công nghệ âm thanh Dolby Atmos

Nước thải sẽ vào bể sau khi qua quá trình xử lý sinh học kỵ khí và hóa học. Hệ thống thổi khí với mục đích giúp các giá thể có thể di chuyển liên tục. Các vi sinh này sau khi bám trên những giá thể sẽ hỗ trợ quá trình phân giải chất hữu cơ có trong nước thải. Nhờ đó mà hệ thống xử lý nước thải hoạt động theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Cụ thể như sau:

Bể MBBR sử dụng các thể vi sinh di động MBBR trong bể sục khí nhằm tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ thực hiện việc phân hủy hết những chất hữu cơ có trong nước thải. Sau đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộn những giá thể trong bể nhằm đảm bảo việc các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong suốt quá trình xử lý nước thải.

Vi sinh vật phát triển sẽ bám vào mặt của giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải chất hữu cơ có trong nước thải và giúp cho nước thải đạt chuẩn. Các vi sinh vật ở đây có thể là vi sinh hiếu khí, vi sinh yếm khí.

Ưu và nhược điểm của công nghệ MBBR trong xử lý nước thải

Ưu điểm

  • Hệ vi sinh bền: Hệ vi sinh xử lý dễ phục hồi nhờ áp dụng các giá thể vi sinh, giúp tạo màng sinh học một môi trường bảo vệ.
  • Kích thước nhỏ, thuận tiện trong vận hành và nâng cấp dễ dàng
  • Mật độ vi sinh cao: so với các bể thổi khí thông thường, vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích có mật độ cao hơn, do vậy thể tích bể cần xử lý nhỏ hơn, mang đến hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn.
  • Giá thể

  • Chủng vi sinh đặc trưng: có các nhóm vi sinh khác nhau phát triển giữa những lớp màng vi sinh, điều này giúp cho các lớp màng sinh học được phát triển theo xu hướng tập trung vào những chất hữu cơ chuyên biệt.
  • Khả năng tải trọng cao và biến động ô nhiễm lớn: màng sinh học có khả năng phát triển theo tải trọng tăng dần của chất hữu cơ làm cho bể MBBR có thể vận hành với tải trọng cao, biến động lớn. Hiệu suất xử lý BOD lên tới 90%, loại bỏ được nitơ trong nước thải.
  • Hệ thống dễ kiểm soát: có thể bổ sung thêm các giá thể Biofilm tương ứng với tải trọng ô nhiễm và lưu lượng nước thải.
  • Khả năng tiết kiệm năng lượng.
  • Tiết kiệm được diện tích: giảm được 30 – 40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng. Có thể kết hợp cùng nhiều công nghệ xử lý khác cho hiệu quả tối ưu.

Nhược điểm

  • Chất lượng của giá thể MBBR ảnh hưởng đến chất lượng bám sinh của vi sinh vật.
  • Sau một khoảng thời gian sử dụng, giá thể vi sinh MBBR rất dễ vỡ.
  • Cần có những công trình lắng, lọc phía sau MBBR

Trên đây là tổng hợp chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Công nghệ MBRR là gì? Nguyên lý hoạt động của MBRR? Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu thêm về công nghệ này cũng như ưu nhược điểm của nó. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

Mai: