Công nghệ MRNA không chỉ giúp ứng phó với đại dịch corona mà còn mở ra cơ hội điều trị ung thư, bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ MRNA là gì?
Công nghệ MRNA là gì?
Là một trong những công nghệ được chú ý nhất trong đại dịch Covid-19, mRNA được viết đầy đủ là Messenger RNA (RNA thông tin). Công nghệ này được sử dụng để “hướng dẫn” tế bào tạo bản sao khỏe mạnh của một protein.
Tìm hiểu thêm: Công nghệ IPL là gì?
Vắc xin công nghệ mRNA có cơ chế hoạt động là khiến tế bào tạo ra thứ được coi như một mảnh của virus để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Theo The Guardian, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, nhiều người hoài nghi về công nghệ mRNA.
Tuy nhiên, hiện nay, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng có thể ứng dụng công nghệ này để phát triển những loại vắc xin mới phòng ngừa các bệnh từ cúm, ung thư, sốt rét đến HIV.
Công nghệ mRNA của ai?
Cha đẻ của công nghệ mRNA gồm hai nhà khoa học Katalin Karikó (Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, Mỹ đồng thời làm việc làm việc cho hãng dược BioNTech ở Mainz, Đức) và Drew Weissman (Đại học Pennsylvania).
Hai nhà khoa học này đã chứng tỏ vào giữa những năm 2000 rằng tráo đổi một loại phân tử trong mRNA, được gọi là uridine, với một loại tương tự được gọi là pseudouridine có thể giúp loại bỏ phản ứng miễn dịch phá hủy mRNA này.
Xem thêm: Công nghệ Ar
Các loại vaccine COVID-19 mRNA dựa vào protein virus để phát triển vaccine đã được các hãng sản xuất Pfizer-BioNTech và Moderna triển khai và tiêm phòng trên toàn thế giới.
Vaccine công nghệ mRNA dẫn truyền mRNA (bản sao phân tử protein virus) để kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại virus. Hàng thập kỷ qua, vaccine công nghệ mRNA được coi là không khả thi bởi tiêm mRNA có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch không mong muốn ngay lập tức có thể phá hủy mRNA.
Cách thức hoạt động của Vắc-xin từ công nghệ mRNA
Để kích hoạt phản ứng miễn dịch, nhiều vắc-xin đã đưa mầm bệnh yếu hoặc bất hoạt vào cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, vắc-xin mRNA không hoạt động như vậy. Thay vào đó, nó sử dụng mRNA được tạo ra trong phòng thí nghiệm để dạy các tế bào cách tạo ra protein – hoặc thậm chí chỉ là một mảnh protein – kích hoạt phản ứng miễn dịch bên trong cơ thể chúng ta. Phản ứng miễn dịch đó sẽ tạo ra các kháng nguyên để bảo vệ chúng ta không nhiễm bệnh nếu có vi-rút thực sự xâm nhập cơ thể chúng ta.
- Đầu tiên, vắc-xin COVID-19 mRNA được tiêm ở bắp tay trên, mRNA sẽ xâm nhập vào các tế bào cơ và sử dụng cơ chế của tế bào để sản sinh ra mảnh vô hại của protein gai. Protein gai này được tìm thấy trên bề mặt vi-rút gây ra bệnh COVID-19. Sau khi sản sinh mảnh protein, các tế bào của chúng ta sẽ phá vỡ và loại bỏ mRNA.
- Tiếp theo, các tế bào thể hiện protein gai trên bề mặt của chúng. Hệ miễn dịch của chúng ta nhận ra rằng protein này không thuộc về chỗ đó. Điều này kích hoạt hệ miễn dịch của chúng ta sản sinh ra các kháng thể và kích hoạt các tế bào miễn dịch khác để chống lại tình trạng mà hệ miễn dịch gọi là bị nhiễm bệnh. Đây là cách thức cơ thể quý vị thực hiện để chống lại bệnh nếu quý vị bị bệnh do COVID-19.
- Vào cuối quá trình này, cơ thể chúng ta sẽ học được cách bảo vệ để chống lại việc nhiễm bệnh sau này do vi-rút gây ra COVID-19. Giống như tất cả các loại vắc-xin, lợi ích của vắc-xin mRNA ngừa COVID-19 là những người được tiêm chủng có được khả năng phòng bệnh mà không phải chịu những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi nhiễm COVID-19. Mọi cảm giác khó chịu tạm thời gặp phải sau khi tiêm vắc-xin là một phần tự nhiên của quá trình và là chỉ báo cho thấy vắc-xin có tác dụng.
Vắc-xin mRNA tuy được xem là mới nhưng loại vắc-xin này đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Gần đây, sự quan tâm đến những loại vắc-xin dạng này càng tăng lên vì có thể phát triển trong các phòng thí nghiệm với các vật liệu sẵn có. Điều này có nghĩa là quy trình tạo ra vắc xin loại này có thể được tiêu chuẩn hóa và mở rộng quy mô, giúp cho việc phát triển vắc xin nhanh hơn và khối lượng lớn hơn so với các phương pháp sản xuất vắc-xin truyền thống. Các loại vắc-xin mRNA đã được nghiên cứu trước đây đối với bệnh cúm, Zika, bệnh dại và cytomegalovirus (CMV). Ngay sau khi có thông tin cần thiết về vi rút gây ra COVID-19, các nhà khoa học đã khẩn trương thiết kế ra vắc-xin mRNA COVID-19. Ngoài ra, công nghệ vắc-xin mRNA trong tương lai có thể cho phép tạo ra một loại vắc-xin nhưng có thể bảo vệ được nhiều bệnh, do đó sẽ làm giảm số lượng mũi tiêm cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây nhiễm phổ biến có thể phòng ngừa bằng vắc-xin. Bên cạnh đó, hiện nay các nhà khoa học còn nghiên cứu sử dụng mRNA để kích hoạt hệ thống miễn dịch nhằm vào các tế bào ung thư cụ thể.