Chưa được phân loại

Công nghệ Optane là gì? Nguyên lý hoạt động và vai trong của Optane

Rate this post

Công nghệ Optane giúp cho máy tính của bạn hoạt động nhanh và ổn định hơn bình thường. Vậy công nghệ Optane là gì, sử dụng có tốt không? bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Công nghệ Optane là gì?

Công nghệ Optane dựa trên công nghệ 3D Xpoint, khác với NAND của SSD và DRAM của RAM. Optane có tốc độ đọc/ghi dữ liệu không nhanh bằng RAM nhưng dung lượng cao hơn rất nhiều, lại không cần nguồn điện để duy trì dữ liệu như RAM. Mục đi ban đầu ra đời của Optane là để giải quyết hai thứ:

Công nghệ Optane là gì?
Công nghệ Optane là gì?

Tìm hiểu thêm: Công nghệ mRNA

  • Làm bộ nhớ đệm cho HDD, vì HDD quá chậm
  • Làm bộ nhớ đệm hỗ trợ cho RAM, vì RAM quá đắt tiền

Cơ bản thì Optane nó nằm giữa ổ cứng lưu trữ và RAM, nó không thể thay thế được RAM nhưng đã có thể sử dụng cho mục đích lưu trữ. Optane ban đầu được phát hành ở dạng M.2 80mm dung lượng nhỏ 16, 32 và 64 GB nhưng sau đó đã được cập nhật lên đến 1.5 TB.#

Công nghệ Optane hoạt động như thế nào?

Với chip 3D Xpoint, công nghệ Optane có thể đạt được sự cân bằng hiệu suất giữa SSD NVMe và RAM hệ thống. Hầu hết mọi người đều biết rằng bộ nhớ hệ thống (RAM) nhanh hơn và nhạy hơn nhiều so với SSD, HDD thông thường. Tuy nhiên, dữ liệu trong bộ nhớ hệ thống rất dễ bị mất, cụ thể khi mất điện.

Các chip 3D Xpoint của Optane phản hồi nhanh hơn nhiều so với SSD nhưng vẫn chậm hơn RAM. Vì Optane lưu trữ thông tin giống như SSD nên sẽ không dễ bị mất dữ liệu. SSD NVMe hoạt động tốt hơn trong các trường hợp như đọc và ghi nhiều dữ liệu vào ổ đĩa cùng một lúc nhưng đối với các tác vụ truy cập ngẫu nhiên Optane sẽ chiếm ưu thế hơn.

Công nghệ Optance được sử dụng như thế nào?

Mặc dù Optane dành cho người dùng phổ thông bị giới hạn trong những mô-đun M.2 siêu nhanh, nhưng Intel đã bắt đầu bán ổ cứng lưu trữ Optane cho các trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp, mang thành phần bộ nhớ đắt đỏ nhưng có tốc độ siêu nhanh này đến với những máy chủ quan trọng. Hiện tại, chỉ có những ổ cứng lưu trữ Optane phiên bản doanh nghiệp với dung lượng 375GB, gắn trực tiếp vào khe PCI Express và được bán với giá hàng ngàn đô la cho các khách hàng là doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy rằng Optane không phải là một khoản đầu tư khôn ngoan cho các khách hàng cá nhân hay những người muốn tự lắp ráp máy tính.

Công nghệ Optance được sử dụng như thế nào?
Công nghệ Optance được sử dụng như thế nào?

Xem thêm: Công nghệ IPL là gì?

Intel đã bày tỏ rằng những ổ cứng lưu trữ có Optane, cả trong dòng sản phẩm M.2 và dạng SSD 2.5 inch chuẩn sẽ được sản xuất cho những người dùng bình thường, nhưng đó là trong tương lai gần, chưa phải bây giờ.

Công nghệ Optane yêu cầu phần cúng như nào?

Optane yêu cầu phần cứng như nào?

Chip Intel thế hệ Core thứ 7: Core i3, i5, i7 với số model trong định dạng 7XXX.

Bo mạch chủ tương thích, có Intel chipset hỗ trợ Optane và ít nhất một khe cắm mở rộng cho M.2. Bo mạch chủ không nhất thiết phải là Intel, các bo mạch chủ tương thích bao gồm: ASUS, Asrock, Biostar, ECS, EVGA, Gigabyte, MSI và SuperMicro. Chúng có kích thước từ mini-ITX đến ATX, vì thế bạn cũng có khá nhiều lựa chọn.

Optane làm việc với bất kỳ mô-đun RAM, ổ cứng, card đồ họa nào tương thích với bo mạch chủ. Hiện tại, Optane chưa được bán cho dòng laptop, và chỉ tương thích với Windows 10. Trong tương lai loại máy và hệ điều hành có thể sẽ được mở rộng hơn.

Hạn chế của công nghệ Optane

Vì bộ nhớ Optane là tiện ích bổ sung làm tăng hiệu suất có giá tương đối rẻ, nó sẽ cần vi xử lý Intel mới nhất và bo mạch chủ tương thích để phát huy khả năng. Mặt khác, hệ thống có bộ nhớ Optane cũng sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

Ngoài ra, hiệu suất chỉ cải thiện đáng kể trong trường hợp sử dụng ổ HDD thay vì ổ SSD đang dần trở nên phổ biến. Nếu sử dụng ổ SSD làm ổ đĩa chính vận hành hệ thống và ổ HDD + Optane để lưu trữ nhiều dữ liệu hơn thì sao? Giải pháp này cũng không khả thi, bởi Optane chỉ hoạt động với ổ đĩa chính của hệ điều hành, khi đó chi tiền mua bộ nhớ Optane là một sự lãng phí lớn.

Trên đây là những thông tin về công nghệ Optane. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích và giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về bộ nhớ đệm Intel Optane.

Mai